Trong bài viết đầu tiên này mình sẽ viết về vấn đề các trường hợp nào thì nên sử dụng Hosting, các trường hợp nào thì nên sử dụng VPS.
Khi chúng ta làm SEO thì không thể nhắc đến việc tối ưu On page đúng không nào? Giờ đây tôi ưu không chỉ là On Page mà còn là tối ưu hiệu suất, mức độ chịu tải của website hoặc chống ddos, chống hacking phá hoại điều đó đòi hỏi các bạn cần phải biết được thứ mà các bạn đang đặt website lên đó nó là cái gì, môi trường hoạt động của nó như thế nào.
PHÂN LOẠI.
Chúng ta có 2 loại cơ bản khi chạy website.
Hosting: Là một dạng được chia nhỏ của VPS máy chủ ảo hoặc Dedicate Server máy chủ vật lý cứng, được xây dựng với các phần mềm sẵn sàng hoạt động và khi mua về bạn chỉ việc phệt mã nguồn (website) được hosting này hỗ trợ là có thể chạy được rồi.
VPS: Là một dạng được chia từ Dedicate máy chủ vật lý cứng với các thông số cấu hình đầy đủ như một chiếc máy tính (ổ cứng, ram, cpu). Quản trị từ xa và phải tự cài môi trường hoạt động của riêng bạn sao cho phù hợp với mã nguồn website.
SỬ DỤNG 2 LOẠI NÀY TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO.
Trước tiên các bạn cần phải xác định cho bản thân những câu hỏi sau đây.
- Mã nguồn website của bạn là gì? (Wordpress, Xenf, Magento, tự code...)
- Tài nguyên website của các bạn sử dụng có lớn không? (mức độ tiêu thụ CPU, ram khi code sử lý các tính năng có trong website...)
- Lượng truy cập vào website của bạn có lớn không? (nếu mà trên 300 người cùng online trên website thì hãng nghĩ đến sử dụng VPS, dưới con số đó thì hosting là sự lựa chọn ok rồi.)
Mình lấy ví dụ như thế này.
- Mình lấy ví dụ website của mình sử dụng mã nguồn tự code, mình cần chạy trên môi trường không được nhiều nhà cung cấp hosting sử dụng lắm cho nên bắt buộc mình phải sử dụng VPS để tự cấu hình môi trường cho phù hợp mặc dù lượng truy cập vào website của mình không hề lớn.
Việc cất nhắc và nghiên cứu này là bắt buộc nếu bạn muốn sử dụng hosting và vps cho đúng với nhu cầu sử dụng.
KINH NGHIỆM MUA VPS VÀ HOSTING.
Với hosting chúng ta chỉ cần quan tâm tới giá và chế độ hỗ trợ thôi các bạn ạ.
Còn với VPS thì nhiều hơn tí.
1, Chú ý tới nơi đặt máy chủ.
Lượng truy cập của bạn nhắm tới thị trường nào? Để bán hàng được tốt nhất thì hãy mua máy chủ tại địa phương bạn sử dụng, như thế tốc độ truy cập sẽ nhanh hơn rất nhiều. Ví dụ ở khách hàng Việt Nam thì mua máy chủ đặt tại Việt Nam, tương tự như vậy với những đối tượng khác.
2, Hãy quan tâm tới giá.
- Đương nhiên máy chủ là sự lựa chọn khôn ngoan khi bạn xây dựng website bán hàng và hướng tới sự phát triển, ổn định, tuy nhiên nếu giá nó quá cao bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Những với hiện tại giá máy chủ cả trong và ngoài nước luôn ổn định trong mức có thể chấp nhận được, thế nên hiện tại không còn ai phải lo lắng về điều này.
- Mức tiền chúng ta có thể đầu tư cho một website bán hàng cơ bản như sau.
Chỉ dừng ở mức cơ bản thôi nhé các bạn, còn khi website của bạn có quá nhiều tính năng đòi hỏi tài nguyên máy chủ nhiều thì cái giá cơ bản đó sẽ bị đội lên khá là cao. Tới lúc đó các bạn sẽ phải tự cân bằng lại chi phí thôi.
3, Quan tâm tới công nghệ ảo hóa.
Với mỗi nhà cung cấp VPS nếu không có vấn đề gì và là nơi bán hàng uy tín họ sẽ công bố hệ thống máy chủ ảo riêng (VPS) của họ được ảo hóa bằng công nghệ gì?
- Open VZ: Thường thì loại ảo hóa này giá rất rẻ và tôi khuyên các bạn là không nên mua, vì loại này nó sẽ chia sẻ tài nguyên giữa các máy chủ với nhau, tức là nếu bạn mua gói RAM 1Gb thì chưa chắc bạn đã được hoàn toàn sử dụng hết 1Gb đó, và đôi khi sẽ bị khóa VPS vì dùng quá tải.
- XEN: Cái này thì ngon hơn những thấy ít bên có, công nghệ này là ảo hóa thực sự, bạn mua cấu hình máy chủ như thế nào bạn sẽ được dùng đúng như thế, đương nhiên giá sẽ đắt hơn là Open VZ rồi.
- KVM: Công nghệ này cạc bạn sẽ thấy những bên bán máy chủ có thường xuyên, nó cũng giống như XEN nhưng sinh sau đẻ muộn hơn, công nghệ cũng mới hơn và được dùng nhiều hơn, nên mua loại này.
Bất cứ một nhà cung cấp máy chủ nào họ đều cam kết Up time ít nhất là 99%. Up time ở đây là tỉ lệ chạy thường xuyên của máy chủ, đảm bảo máy hoạt động thông suốt trong quãng thời gian chúng ta sử dụng dịch vụ. Cam kết Uptime càng cao thì càng đáng để lựa chọn.
Cam kết lưu trữ. Thường thì khi bạn mua máy chủ và muốn bên cung cấp họ backup cho bạn thường xuyên thì bạn phải trả thêm chi phí cho họ, tuy nhiên trong quá trình quản lý máy chủ họ cũng thường xuyên backup rồi nhưng họ sẽ không đảm bảo dữ liệu cho bạn, nếu máy chủ gặp trục trặc từ phía họ thì họ sẽ có trách nhiệm đền bù dữ liệu cho bạn. Còn nếu phát sinh thì phía bạn thì bạn chỉ có thể liên hệ và xin lại họ thôi. Chính vì điều này chúng ta cần tham khảo chính sách cam kết lưu trữ của họ. Tốt nhất là trước khi mua bạn nên mail hỏi người bán hàng của nhà cũng cấp trước, hoặc đọc quy định của họ.
Cam kết về phần cứng của họ như là ổ SSD này, RAM vật lý 100% này và CPU dùng riêng không chia sẻ cho máy chủ khác. Tất cả những điều cam kết đó chưa chắc đã là đúng hoàn toàn, nhưng chúng ta nên lựa chọn những nhà cung cấp dám cam kết để sử dụng vẫn yên tâm hơn mấy nhà cũng cấp không nói năng gì đúng không nào?
5, Chế độ hỗ trợ.
Dù là trong nước hay nước ngoài chúng ta vẫn phải chú ý đến thái độ cũng như hành vi hỗ trợ của nhà cung cấp. Vấn đề này phải dùng và trải nhiệm thì mới nhận ra được, nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu hỗ trợ của nhà cung cấp không tốt thì nhanh chóng té, rất đơn giản thôi máy chủ trong quá trình vận hành sớm hay muộn chắc chắn cũng sẽ gặp vẫn đề mà tới lúc đó hỗ trợ như shit thì sẽ ảnh hưởng không biết bao nhiêu thứ cho nên té sớm trước khi quá muộn.
Theo: idichvuseo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét